BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG DẠY HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 490/QĐ-TCDN ngày 08 tháng 11 năm 2010
của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề)
1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Mục tiêu chung:
Cung cấp cho người học kỹ năng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện để giảng dạy các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Học xong chương trình này người học có khả năng:
- Phát triển hồ sơ năng lực của vị trí việc làm thuộc chuyên môn nghề nghiệp.
- Áp dụng kiến thức và kỹ năng dạy học vào việc chuẩn bị kế hoạch dạy học, thực hiện dạy học và đánh giá người học theo tiếp cận năng lực thực hiện.
- Sử dụng một số kỹ năng dạy học chính để tổ chức hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo năng lực thực hiện có hiệu quả.
- Xác định các tiêu chí, chỉ số và hướng dẫn bằng chứng tốt nhất để đánh giá năng lực người học.
2. ĐỐI TƯỢNG NGUỜI HỌC
- Giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm .
- Cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi, các cán bộ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nghệ nhân có nhu cầu học để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
3.1. Nội dung tổng quát
TT
|
Nội dung
|
Thời gian (tiết)
|
1
|
Đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg và dạy học theo năng lực thực hiện
|
5
|
2
|
Thiết kế đào tạo
|
5
|
3
|
Phát triển đào tạo
|
6
|
4
|
Thực hiện đào tạo
|
14
|
5
|
Đánh giá người học
|
10
|
Tổng
|
40
|
3.2. Nội dung chi tiết:
I. Đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/ QĐ-TTg và dạy học theo năng lực thực hiện
|
5 tiết
|
1. Mục tiêu:
Học xong phần này người học có khả năng:
- Trình bày được những yêu cầu mới của dạy nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ- TTg;
- Mô tả được hồ sơ năng lực của vị trí giáo viên dạy nghề dựa trên sự phân tích chức năng tại vị trí việc làm;
- Trình bày được các đặc điểm của dạy học theo năng lực thực hiện;
- Ghi chép được nhật ký học tập chuẩn bị cho hoạt động phản ánh trong mô hình học tập trải nghiệm.
2. Nội dung cụ thề:
|
- Một số vấn đề cơ bản về dạy nghề hiện nay; đặc điểm dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg
|
2 tiết
|
|
|
- Dạy học theo năng lực thực hiện
|
3 tiết
|
|
|
+ Hồ sơ năng lực của vị trí GVDN
|
1 tiết
|
|
|
+ Tiếp cận dạy học theo năng lực thực hiện tại vị trí việc làm
|
1 tiết
|
|
|
+ Học tập trải nghiệm
|
0.5 tiết
|
|
|
+ Nhật ký học tập
|
0.5 tiết
|
|
II. Thiết kế đào tạo
|
5 tiết
|
|
|
|
|
|
1. Mục tiêu:
Học xong đơn vị năng lực này, người học có khả năng:
- Phân tích quyền lợi và quyền lực của các bên liên quan đến một vị trí việc làm.
- Phát triển được hồ sơ năng lực của một vị trí việc làm thuộc chuyên môn.
2. Nội dung cụ thể:
- Xác định các bên liên quan đến vị trí việc làm
|
1 tiết
|
- Phân tích và tham vấn các bên liên quan đến vị trí việc làm
|
1 tiết
|
- Phát triển hồ sơ năng lực của vị trí việc làm thuộc chuyên môn
|
3 tiết
|
III. Phát triển đào tạo
|
6 tiết
|
|
|
|
1. Mục tiêu:
Học xong đơn vị năng lực này, người học có khả năng:
- Lập được kế hoạch dạy học để dạy một thành tố năng lực của một vị trí việc làm chuyên môn.
- Chuẩn bị được phiếu hướng dẫn thực hiện, bảng biểu treo tường phù hợp để dạy học.
2. Nội dung cụ thể:
- Lập kế hoạch dạy học
|
2 tiết
|
- Chuẩn bị phiếu hướng dẫn thực hiện
|
2 tiết
|
- Chuẩn bị bảng biểu treo tường
|
2 tiết
|
IV. Thực hiện đào tạo
|
14 tiết
|
|
|
|
1. Mục tiêu:
Học xong đơn vị năng lực này, người học có khả năng: Sử dụng một số kỹ năng dạy học chính để tổ chức hoạt động dạy học theo năng lực thực hiện có hiệu quả.
2. Nội dung cụ thể:
- Trình diễn kỹ năng dạy học
|
9 tiết
|
- Sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học
|
1 tiết
|
V. Đánh giá người học
|
10 tiết
|
1. Mục tiêu:
Học xong đơn vị năng lực này, người học có khả năng:
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá một thành tố năng lực.
- Sử dụng các tiêu chí, chỉ số và các bằng chứng tốt nhất để đánh giá năng lực người học.
2. Nội dung cụ thể:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá thành tố năng lực
|
2 tiết
|
- Tiến hành đánh giá sự thực hiện
|
8 tiết
|
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Học viên phải báo cáo sản phẩm cuối cùng trước lớp bao gồm: Hồ sơ năng lực một vị trí việc làm của nhóm; hồ sơ dạy học của cá nhân gồm kế hoạch giảng dạy một thành tố năng lực, phiếu hướng dẫn thực hiện, bảng biểu treo tường và bộ công cụ đánh giá để dạy học theo năng lực.
2. Sản phẩm cuối cùng nếu đạt yêu cầu thì học viên được cấp “Chứng chỉ kỹ năng dạy học” và được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đối với các chương trình có thời gian học đến 03 tháng.
3. Mẫu “Chứng chỉ kỹ năng dạy học” do Tổng cục dạy nghề thống nhất quản lý, Hiệu trưởng các cơ sở bồi dưỡng ký cấp cho người học đã hoàn thành khóa học.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình “Bồi dưỡng kỹ năng dạy học” được thống nhất sử dụng để bồi dưỡng một số kỹ năng dạy học cơ bản cho giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi, các cán bộ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nghệ nhân có nhu cầu học để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (người dạy nghề).
- Chương trình này không thay thế Chương trình khung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 742/QĐ-TCDN ngày 7/12/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề.
- Việc bồi dưỡng kỹ năng dạy do các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật và các trường Cao đẳng nghề có khoa sư phạm nghề thực hiện.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về tổ chức dạy học
- Một tiết giảng được quy định trong chương trình này là 45 phút.
- Chương trình này được xây dựng theo tiếp cận năng lực thực hiện. Vì vậy, tùy vào điều kiện thực tế, giáo viên nên tổ chức hoạt động dạy học tại nơi làm việc và dựa trên việc làm, khuyến khích và tạo cơ hội cho người học tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm gắn với thực tế nghề nghiệp.
- Các đơn vị năng lực phát triển đào tạo, thực hiện đào tạo, đánh giá người học là các phần trọng tâm của chương trình. Do đó, giáo viên cần dành thời gian để tổ chức các hoạt động rèn luyện sát với điều kiện thực tế để học viên hình thành các đơn vị năng lực này.
- Chương trình này là cơ sở để biên soạn tài liệu bồi dưỡng kỹ năng dạy học.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mark Weston Wall và Lê Thanh Nhu (2010), Chương trình khoá đào tạo giáo viên – ĐVNL, Hà Nội, Tài liệu thuộc Dự án Thị trường lao động;
- Dự án “Tăng cường các Trung tâm dạy nghề”, sổ tay “Thiết kế và tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng giảng dạy”, TP. HCM, 2004
- John Burke (1989), Competency Based Education and Training, The Falmer Press; Tay Jor & Francis Inc: 1900 Frost Roand, Suite 101, Bristol, PA.
- Shirley Fletcher (1995), Competence – Based Assessment Techniques, Kogan Page Ltd, London.
- Shirley Fletcher (1997), Designing Competence – Based Training, 2ND edition, Kogan Page Ltd, London.
- William E. Blank (1982), Handbook for Developing Competency – Based Training Programs, Prentice Hall, Inc, Ohio.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ