|
|
|
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY
KIẾN THỨC KINH DOANH, KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHSPKTV ngày tháng năm 2017)
Tên chương trình: Chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trình bày được những kiến thức cơ bản về kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp. Chuẩn bị được hồ sơ giảng dạy các mô đun và giảng dạy đạt các tiêu chí đánh giá trong chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Trình bày được những kiến thức về kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp như kinh doanh, những thách thức, nghĩa vụ, tự đánh giá bản thân với ý tưởng kinh doanh, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh.
- Mô tả được ý tưởng kinh doanh, tạo lập doanh nghiệp
- Chuẩn bị được giáo án của các mô đun đào tạo
- Thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục học viên đạt mục tiêu đào tạo.
- Thể hiện tính tích cực, linh hoạt trong quá trình học tập.
2. Đối tượng học tập
Chương trình "Đào tạo giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn” được áp dụng cho người dạy nghề đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Thời gian của khóa học
- Thời gian học tập: 10 ngày
- Thời gian thực học tối thiểu: 80 giờ
- Thời gian kiểm tra: 2 giờ
- Thời gian học các mô đun đào tạo: 80 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 24 giờ
- Thời gian học thực hành: 54 giờ
4. Nội dung chương trình
4.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TTT
|
Nội dung
|
Phân bố thời gian
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
|
Kiểm tra
|
1
|
Mô đun 1. Khởi nghiệp và tác động của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
|
4
|
2
|
2
|
|
2
|
Mô đun 2. Hoạt động kinh doanh
|
10
|
4
|
6
|
|
3
|
Mô đun 3. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
|
10
|
4
|
6
|
|
4
|
Mô đun 4. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
|
10
|
4
|
6
|
|
5
|
Mô đun 5. Lập kế hoạch hành động
|
12
|
6
|
6
|
|
6
|
Mô đun 6. Khởi sự doanh nghiệp
|
16
|
6
|
8
|
2
|
7
|
Mô đun 7. Tổ chức dạy học các mô đun trong chương trình
|
20
|
0
|
20
|
|
Tổng cộng
|
80
|
24
|
54
|
2
|
4.2. Nội dung chi tiết
Mô đun 1. Khởi nghiệp và tác động của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được nội dung của khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp;
- Phân tích được vai trò của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Mô tả được các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp;
- Trình bày được quy trình thiết kế giáo án;
- Thiết kế giáo án mô đun Khởi nghiệp và tác động của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo các tiêu chí đánh giá;
Nội dung của mô đun
1.1. Kiến thức về khởi nghiệp
1.1.1. Quan niệm về khởi nghiệp
1.1.2. Các mô hình khởi nghiệp
1.1.3. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và giới thiệu các chính sách mới về khởi nghiệp
1.2. Thiết kế giáo án mô đun Khởi nghiệp và tác động của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Giới thiệu mẫu giáo án
1.2.2. Quy trình thiết kế giáo án
1.2.3. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 2. Hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được khái niệm về kinh doanh và nguyên nhân cần kinh doanh;
- Liệt kê được những thách thức cho người mới kinh doanh và nghĩa vụ đối với người làm kinh doanh.
- Mô tả được các bước thiết kế giáo án mô đun Hoạt động kinh doanh;
- Thiết kế giáo án bài Hoạt động kinh doanh đảm bảo các tiêu chí đánh giá.
Nội dung của mô đun
2.1. Kiến thức về hoạt động kinh doanh
2.1.1. Khái niệm về kinh doanh
2.1.2. Vai trò của kinh doanh
2.1.3. Những thách thức khi bắt đầu kinh doanh
2.1.4. Những nghĩa vụ đối với người làm kinh doanh
2.1.5. Tự đánh giá bản thân.
2.2. Thiết kế giáo án mô đun Hoạt động kinh doanh
2.2.2. Các bước thiết kế giáo án
2.2.3. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 3: Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được nội dung ý tưởng kinh doanh;
- Giải thích được nguyên nhân của ý tưởng kinh doanh;
- Phân tích được nội dung của khởi tạo ý tưởng kinh doanh
- Mô tả được các bước thiết kế giáo án Khởi tạo ý tưởng kinh doanh;
- Thiết kế giáo án mô đun Khởi tạo ý tưởng kinh doanh đảm bảo các tiêu
chí đánh giá.
Nội dung của mô đun
3.1. Kiến thức về ý tưởng kinh doanh
3.1.1. Khái niệm Ý tưởng kinh doanh
3.1.2. Nguồn gốc Ý tưởng kinh doanh
3.1.3. Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
2.2. Thiết kế giáo án mô đun Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
2.2.2. Các bước thiết kế giáo án
2.2.3. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 4. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Mục tiêu của mô đun
- Phân tích được ý tưởng kinh doanh, điều kiện kinh doanh, điểm mạnh yếu của kinh doanh.
- Lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp với thực tiễn;
- Mô tả được các bước thiết kế giáo án;
- Thiết kế giáo án mô đun Lựa chọn ý tưởng kinh doanh đảm bảo các tiêu
chí đánh giá.
Nội dung của mô đun
4.1. Kiến thức về hoạt động kinh doanh
4.1.1. Các tiêu chí đánh giá ý tưởng kinh doanh
4.1.2. Các điều kiện cơ bản để thực hiện ý tưởng kinh doanh
4.1.3. Điểm mạnh, yếu, cơ hội nguy cơ
4.1.4. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh tốt nhất
4.2. Thiết kế giáo án mô đun Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
4.2.1 Các bước thiết kế giáo án
4.2.2. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 5. Lập kế hoạch hành động
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được các kiến thức về kinh doanh;
- Lập được bảng kế hoạch khắc phục những điểm yếu, nguy cơ.
- Tư vấn được cho người học khởi sự được doanh nghiệp
- Biên soạn được giáo án mô đun Lập kế hoạch hành động đảm bảo các tiêu
chí đánh giá.
Nội dung của mô đun
5.1. Kiến thức về hoạt động kinh doanh
5.1.1. Mô tả ý tưởng kinh doanh
5.1.2. Lập kế hoạch khắc phục điểm yếu, nguy cơ
5.1.3. Lập kế hoạch hành động
5.2. Thiết kế giáo án mô đun Lập kế hoạch hành động
5.2.1 Các bước thiết kế giáo án
5.2.2. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 6: Khởi sự doanh nghiệp
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được yêu cầu, phẩm chất của người chủ doanh nghiệp;
- Tư vấn, hỗ trợ cho người học xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả;
- Thiết kế giáo án mô đun Khởi sự doanh nghiệp đảm bảo các tiêu
chí đánh giá.
Nội dung của mô đun
6.1. Kiến thức về hoạt động kinh doanh
6.1.1. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực chủ của doanh nghiệp
6.1.2. Kế hoạch kinh doanh
6.1.3. Nội dung của bảng kế hoạch kinh doanh
6.2. Thực hành khởi sự doanh nghiệp
6.2. Thiết kế giáo án mô đun Khởi sự doanh nghiệp
6.2.1 Các bước thiết kế giáo án
6.2.2. Hướng dẫn thiết kế giáo án
Mô đun 7. Tổ chức dạy học các mô đun trong chương trình
Mục tiêu của mô đun
- Thiết kế giáo án mô đun đảm bảo các tiêu chí đánh giá
- Thực hiện bài trình giảng giáo án đã biên soạn đảm bảo các tiêu chí đánh giá bài giảng
- Dự giờ và đánh giá bài giảng của đồng nghiệp khách quan và chính xác
Nội dung của mô đun
7.1. Hướng dẫn tiêu chí đánh giá bài giảng, phương pháp ghi chép khi dự giờ
7.2. Thực hành giảng dạy
7.2.1. Trình giảng mô đun Hoạt động kinh doanh
7.2.2. Trình giảng mô đun Khởi tạo ý tưởng kinh doanh
7.2.3. Trình giảng mô đun Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
7.2.4. Trình giảng mô đun Lập kế hoạch hành động
7.2.5. Trình giảng mô đun Khởi sự doanh nghiệp
7.3. Đánh giá bài giảng đồng nghiệp
5. Điều kiện thực hiện chương trình
5.1. Phòng học lý thuyết, thực tập giảng dạy
5.2. Học liệu, Tài liệu tham khảo
5.3. Các điều kiện khác: Người học có tài liệu kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp.
6. Nội dung và phương pháp đánh giá
6.1. Nội dung đánh giá
- Đánh giá về kiến thức lý thuyết mô đun khởi nghiệp
- Đánh giá bài trình giảng (1 trong 5 bài)
6.2. Phương pháp
- Kiểm tra lý thuyết bằng phương pháp tự luận
- Thực hành: Đánh giá các bài trình giảng
6.3. Thang điểm
Điểm đánh giá kết quả được tính theo thang điểm 10
- Phần kiểm tra lý thuyết: 30%
- Phần trình giảng: 70%
7. Hướng dẫn và thực hiện chương trình
Chương trình được thực hiện liên tục trong một đợt.
Phần lý thuyết giảng viên cần phải tổ chức cho người học thảo luận, làm việc nhóm để họ trình bày quan điểm, lập luận, huy động tích cực và tối đa kinh nghiệm và những kỹ năng vốn có của học viên.
Chương trình tinh giản về mặt lý thuyết, tăng thời gian thực hành để người học hình thành kỹ năng như ý tưởng kinh doanh, những thách thức khi kinh doanh, trách nhiệm của người kinh doanh, đánh giá thị trường, chọn loại hình kinh doanh và giảng dạy mô đun này cho người học nghề.
Nội dung thực hành biên soạn giáo án và thực hành giảng dạy được thực hiện bởi giảng viên chuyên ngành kinh tế và giảng viên sư phạm kỹ thuật thực hiện.
Tài liệu tham khảo
[1] Chính phủ (2016), Nghị quyết 35/2016/NQ - CP về hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2020.
[2] Chính phủ, Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
[3] Thủ tưởng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
[4] ILO (2003), Khởi tạo ý tưởng kinh doanh.
[5] Nguyễn Hữu Khôi (2013), Phát triển Chương trình giáo dục, NXB Đại học sư phạm.